Diệt Côn Trùng

PestMater

PestMaster đồng hành cùng khách hàng

Diệt Côn Trùng An toàn cho sức khỏe và môi trường.

Diệt Côn Trùng PestMater Luôn luôn nghiên cứu tìm tòi và học hỏi để phát triển.

Diệt Côn Trùng PestMater Nhiều năm kinh nghiệm phối hợp với kỹ thuật Mỹ.

Diệt Côn Trùng PestMater Khảo sát miễn phí.

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2018

// //

Một số loại chuột phổ biến ở Việt Nam hiện nay

Một số loại chuột phổ biến được biết đến ở Việt Nam sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây. Cùng theo dõi bài viết để biết thêm chi tiết.
Chuột là loài động vật có vụ, thuộc bộ gặm nhấm. Các loài chuột từ trước đến nay không chỉ đa dạng về chủng loại mà số lượng mỗi chủng loại còn rất lớn. Chúng dễ thích nghi với nhiều điều kiện khác nhau nên việc chúng có mặt ở khắp mọi nơi là điều dễ hiểu, và dường như không ở đâu là không có chuột. Một đặc tính của chuột là không sinh đẻ có kế hoạch, tuy tuổi thọ của chúng khá ngắn, từ 1 -2 năm, duy chỉ có chuột hoang là sống quá 6 năm. Và chúng thường tạo ra quá nhiều những chủng loại và số lượng lớn, gây thiệt hại rất nhiều cho bà con. Trước khi tìm hiểu một số loài chuột phổ biến thì hãy cùng điểm qua tốc độ sinh sản của con vật này nhé.
Tốc độ sinh sản nhanh chóng của một số loại chuột
Theo khảo sát, chỉ trong 1 năm, một cặp chuột cống gây ra cả một bầy đàn con, cháu, chắt, chít cộng lại có thể tới 15.552 con. Nguyên do là chuột phát dục nhanh, số lần đẻ nhiều, thời gian mỗi lừa đẻ ngắn, số con mỗi lần đẻ đông. Ở điều kiện bình thường, chuột cống loại có thân hình tương đối nhỏ, có thể đẻ 2 – 8 lứa/năm; 20 ngày tuổi là mở mắt là có thể rời mẹ để sống độc lập. Và chuột cống 2 – 3 tháng tuổi là có thể bắt đầu mang thai (bầu) rồi. Phần lớn các giống chuột đẻ quanh năm, cả mùa khô và mùa mưa. Nhưng một số ít giống chuột chỉ sinh sản vào mùa Xuân và mùa Thu thời tiết ấm, mát. Trong số này, chuột hoang, rái cạn, chuột nhảy sống ở đồi hoang, đồng cỏ, sa mạc thì sức sinh sản thấp, chỉ đẻ mỗi năm 1 lần, và mỗi lần đẻ từ 2 đến 8 con. Một số loài chuột phổ biến có tốc độ sinh sản chóng mặt là nỗi lo lớn của tất cả mọi người, nhất là những người có nhiều đồng ruộng, hoa màu.
TOP 4 các loài chuột phổ biến ở Việt Nam hiện nay
Các loài chuột phổ biến nhất hiện nay bao gồm: chuột nâu, chuột đồng, chuột nhà, chuột đen. Hãy cùng theo dõi bài viết để biết hình dáng và những tập quán thông thường của một số loài chuột phổ biến này.
Chuột nâu
Một số loại chuột phổ biến – chuột nâu
1.Hình dạng
  • Có chiều dài  40 cm, đuôi ngắn hơn so với phần đầu và thân.
  • Nặng từ 350 – 500g.
  • Mũi to và ngắn, đôi tai nhỏ và thân mình đậm hơn so với những loài chuột khác, cụ thể là chuột đen.
 2.Vòng đời của chuột nâu
  • Sinh sản từ 7 – 8 con mỗi lứa;  và 3 – 6 lứa/năm.
  • Thời kỳ mang thai kéo dài trong vòng 3 tuần.
  • Hoàn thiện về giới tính sau từ 10 đến 12 tuần từ khi sinh ra.
3.Tập quán
  • Chuột nâu thường sống trên cạn và trong hang, có đôi khi chúng cũng thể hiện đặc tính leo trèo nữa.
  • Là loài duy nhất xuất hiện nhiều và phổ biến ở các cống rãnh của Việt Nam.
  • Thức ăn ưa thích đó là ngũ cốc.
  • Ăn khoảng 30g thức ăn trong một ngày và 60ml nước.
Chuột đen
Chuột đen – Loại chuột phổ biến
1.Hình dạng
  • Có chiều dài 16 – 24 cm, phần đuôi dài hơn so với đầu và thân.
  • Nặng từ 150 – 200g.
  • Mũi nhọn, tai lớn và có phần thân mảnh hơn so với loài chuột nâu
2.Vòng đời của chuột đen
  • Từ 5 – 10 con mỗi lứa, và 3 – 6 lứa một năm.
  • Thời kỳ mang thai kéo dài trong vòng 3 tuần.
  • Hoàn thiện về giới tính sau từ khoảng 12 – 16 tuần từ khi sinh ra.
3.Tập quán
  • Chúng không sinh sống ở những đất nước Singapore
  • Thường leo trèo, chúng ít khi ở ngoài trời và rất nhanh nhẹn.
  • Thức ăn ưa thích của chúng là các loại quả có nhựa.
  • Ăn khoảng 15g thức ăn và uống 15ml nước mỗi ngày
Chuột nhà
Một số loại chuột – chuột nhà
1.Hình dạng
  • Có chiều Dài từ 7 – 9.5cm cùng phần đuôi có độ dài tương đương chiều dài của cả thân.
  • Nặng từ 12 – 30g.
  • Chân và đầu tương đối nhỏ , chỉ có mắt và tai là to và khác biệt hẳn.
2.Vòng đời  
  • Sản sinh từ 4 – 16 con mỗi lứa và 7 – 8 lứa mỗi năm.
  • Thời kỳ mang thai trong  khoảng 3 tuần.
  • Hoàn thiện về giới tính sau khoảng thời gian từ 8 – 12 tuần kể từ khi sinh ra.
3.Tập quán
  • Thường sinh sống sống trên cạn và đào bới, nhưng cũng leo trèo rất nhiều.
  • Ngũ cốc là thức ăn yêu thích của loài chuột này.
  • Ăn khoảng 3g và uống 3ml nước trong một ngày
Chuột đồng cổ vàng
Chuột đồng cổ vàng – chuột phổ biến
1.Hình dạng
  • Nặng khoảng 15-45 kg
  • Có lông màu nâu trên lưng và phần dưới có lông màu trắng
  • Có tai lớn, mắt lồi và cái đuôi dài.
2.Vòng đời
  • Sinh sản từ tháng 4 – 10, thời kỳ mang thai kéo dài trong khoảng 25 hoặc 26 ngày.
  • Hầu hết chuột đồng cổ vàng không sống lâu hơn 12 tháng.
3.Tập quán  
  • Chúng thích sống ở những vùng rừng với tán lá lớn, trưởng thành
  • Chúng hay xâm nhập vào các tòa nhà hơn là chuột gỗ
Một số loài chuột phổ biến hiện nay không chỉ gây hại về tài sản, mà còn thiệt hại về người. Chính vì vậy cần tìm biện pháp để có thể diệt chúng một cách nhanh nhất. Dietcontrung.health.vn với sự chuyên nghiệp và tận tâm trong quá trình phục vụ, chắc chắn sẽ giúp quý khách hàng có thể xử lý nhanh chóng, gọn nhẹ các loài chuột.
Read More
// //

MẸO DIỆT CÔN TRÙNG HIỆU QUẢ TỰ NHIÊN

Những loại côn trùng thường xuất hiện trong nhà như: muỗi, gián, kiến… gây cho chúng ta nhiều điều phiền toái, và hơn hết chúng còn là mối đe dọa tiềm tàng ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi, đâu là giải pháp để tiêu diệt hết các loại côn trùng. Dưới đây PestCARE chia sẻ đến cho bạn một vài mẹo nhỏ rất bổ ích cho việc phòng chống và tiêu diệt côn trùng:
Muỗi:
  • Bạn hãy thử đốt vài miếng vỏ cam hay quýt đã được phơi khô, mùi hương này sẽ giúp xua đuổi muỗi ra khỏi phòng của bạn.
  • Tránh mặc quần áo sậm hoặc tối màu, sẽ thu hút muỗi. Thay vào đó, bạn nên mặc quần áo nhạt màu hoặc có màu trắng.
  • Cho vào chai một lượng nước đường hoặc bia, lắc mạnh cho đều rồi đặt ở những nơi muỗi thường xuất hiện. Chiêu bắt muỗi này rất hiệu quả đấy nhé.
  • Sử dụng dầu gió cũng là một mẹo hiệu quả. Bạn có thể đặt ở nơi nhiều muỗi, nghe thấy mùi dầu, muỗi sẽ bay đi chỗ khác.
  • Hoặc bạn có thể sử dụng máy hút bụi để muỗi bị hút vào máy và chết.
  • Xịt một ít nước hoa hoặc tỏi đã nghiền nát đặt vào nơi muỗi thường xuất hiện.
  • Bạn cũng có thể trồng cây sả xung quanh nhà để hạn chế sự sinh trưởng của loài côn trùng nguy hiểm này.
Loài muỗi

Kiến:
  • Rải một ít bột mì ở mặt sau kệ chứa thức ăn sẽ giúp làm cản trở đường đi của kiến.
  • Vắt chanh tươi hoặc vỏ chanh băm nhỏ vào chỗ kiến tập trung thì chúng sẽ tự bỏ đi.
  • Bạn cũng có thể sử dụng tiêu, cà phê, dầu máy và áp dụng như phương pháp trên để đem lại kết quả như ý.
Gián:
  • Xung quanh nơi đựng thức ăn, tủ, bồn rửa chén hay rửa mặt, bạn có thể rải phèn chua để ngăn không cho gián bò vào.
  • Sử dụng lá dứa khô, dưa leo ở những nơi gián hay lui tới để đuổi chúng đi.
  • Cho một ít khoai hoặc bia vào trong chai lọ, rồi xoa lớp mỡ mỏng lên miệng chai để bắt gián.
  • Vào thời điểm chiều tối hoặc trước khi đi ngủ, đốt hỗn hợp gồm: bồ kết đã được phơi khô, cây hương nhu, cây gỗ thơm, vỏ bưởi, bã mía… để đuổi gián cũng như các loại côn trùng khác ra khỏi nhà.
Ruồi:
  • Sử dụng loại keo dính 2 mặt chuyên dụng để diệt ruồi là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất. Bạn cũng có thể sử dụng hương muỗi hay vỏ bưởi phơi khô để đuổi chúng đi.
  • Căn cứ vào đặc điểm ruồi có mắt kép phản xạ nhanh với ánh sáng phản chiếu bởi các loại gương cầu, việc treo những túi nylon có chứa nước sẽ là cách hiệu quả để xua đuổi ruồi.
Read More

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2018

// //

Cách đuổi muỗi trong phòng ngủ

Từ tháng 5 – 7 hàng năm là giai đoạn phát triển mạnh của loài muỗi truyền các bệnh như: sốt rét, sốt xuất huyết… Chúng ta nên áp dụng biện pháp gì để diệt muỗi sao cho vừa an toàn cho sức khỏe, vừa đạt hiệu quả cao?

Lũ muỗi thường lợi dụng lúc bạn đang ngủ để tìm cách hút máu. Nếu chẳng may ngủ quên không buông màn hay khi ngủ đặt tay, chân, mặt ra sát màn (sát những lỗ nhỏ li ti trên màn), lũ muỗi sẽ tận dụng ngay cơ hội này để rủ nhau “ăn no”.

Dùng dầu gió
Dùng dầu gió cũng là một trong những cách đuổi muỗi trong phòng ngủ rất tốt. Bạn có thể nhỏ vài giọt dầu gió quanh màn, sẽ vừa giúp cải thiện bầu không khí, vừa làm tăng khả năng xua đuổi muỗi. Hoặc cũng có thể nhỏ vài giọt dầu gió vào cánh quạt điện, khi bật quạt để ở chế độ quay, dầu gió sẽ được thổi đi từ cánh quạt lan tỏa ra khắp phòng, khiến muỗi chỉ còn nước chạy thật xa.
duổi muỗi bằng dầu gió

Giữ phòng luôn sạch sẽ gọn gàng
Đây cũng chính là một trong những cách đuổi muỗi trong phòng ngủ mà bạn cần làm rất thường xuyên thành thói quen. Nên cất gọn gàng quần áo, đồ dùng cá nhân, quần áo có mồ hôi nên giặt ngay và không nên treo lâu, giữ vệ sinh phòng sạch sẽ. Đặc biệt, không được để các chậu, thau, chai lọ vật dụng chứa nước lâu ngày, đây sẽ là những nơi muỗi ưa thích và đẻ lăng quăng.

Dùng đèn diệt muỗi

Hiện nay có khá nhiều loại đèn bắt muỗi hiệu quả và an toàn, bạn chỉ cần cắm điện và đặt chúng trong phòng ngủ để vừa diệt muỗi vừa làm đèn ngủ mà không gây mùi hay mất nhiều công đoạn thực hiện.

Làm nến sả/cam
Tự làm nến có hương sả hoặc cam vừa giúp căn phòng thơm tho hơn, tạo sự thoải mái dễ chịu, lại xua đuổi muỗi rất hiệu quả.
Cách đuổi muỗi trong phòng ngủ dùng nến sả hoặc cam rất đơn giản, bạn hãy lấy một cây nến, đun chảy ra rồi hòa tan vào dung dịch nến đang lỏng một chút tinh dầu sả vào, đổ vào khuôn hoặc ly nến, sau đó cắm sợi bấc (sợi dây để đốt nến) vào và chờ cho nến đông đặc lại. Khi nến sả đã hoàn thành, bạn chỉ cần đốt cây nến này lên, đảm bảo muỗi sẽ “cao chạy xa bay” ngay lập tức.
cách đuổi muỗi trong phòng ngủ
Đơn giản hơn với vỏ cam, bạn chỉ cần dùng một nửa vỏ cam để làm đế, rồi gắn nến vào nửa vỏ cam, sau đó úp nửa phần vỏ còn lại (có đục lỗ to ở giữa) rồi thắp theo cách thông thường. Đốt vỏ cam 1 tiếng trước khi ngủ là bạn sẽ thấy được ngay hiệu quả.
Read More

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2018

// //

10 cách đơn giản để đuổi ruồi khỏi nhà

Ruồi rất sợ mùi bạc hà, oải hương: Có thể đặt những cây này ngoài cửa nhà hoặc trong bếp để ngăn ruồi vào. 
 12 cách diệt kiến đơn giản

Không có gì khó chịu hơn khi ngôi nhà cũng như các món ăn của bạn bị "những vị khách không mời mà đến" viếng thăm. Ngoài ra, ruồi vào nhà cũng có thể mang theo những vi khuẩn, mầm bệnh tiêu chảy mà nó đã dính phải từ bên ngoài.


1. Ngăn chặn nguồn thực phẩm và nơi sinh sản của ruồi bằng cách giữ vệ sinh nhà cửa: Luôn lau chùi nhà cửa sạch sẽ; Dọn sạch các mẩu vụn thức ăn trong bếp; Rửa sạch bát đĩa ngay khi sử dụng; Đóng nắp thùng rác; Cất thức ăn vào tủ lạnh hoặc đậy lồng bàn....

2. Một số loại chó mèo thích bắt ruồi, bạn có thể nuôi để chúng bắt ruồi và ăn ruồi.

3. Làm tối phòng để đuổi ruồi nếu nó đã lỡ vào phòng: Hãy tắt điện, kéo rèm làm tối phòng, chỉ chừa một lối thoát nhỏ để ruồi theo hướng ánh sáng đó đi ra ngoài. 

4. Dùng vỉ đập ruồi có bán sẵn hoặc bạn có thể tự làm bằng một cái bìa cứng và một que tre cứng.

5. Dùng bẫy dính ruồi, bán sẵn tại nhiều siêu thị, chợ. 

6. Trồng cây, cắm hoa, lá khô để đuổi ruồi. Ruồi rất sợ mùi bạc hà, oải hương: Có thể đặt những cây này ngoài cửa nhà hoặc trong bếp để ngăn ruồi vào. 

Hoặc bạn cũng có thể làm bát hoa gồm nhiều loại như đinh hương, bạch đàn, cỏ ba lá để ngăn chặn ruồi.

Ngoài ra ruồi cũng không thích cây cà chua. Hãy đặt chậu cà chua ngoài cửa hoặc trong bếp.

7. Dùng máy hút bụi. Nếu dùng máy hút bụi để hút ruồi trong nhà, nên hút vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối, lúc ruồi chậm chạp nhất.

8. Tự làm bẫy ruồi với giấm táo. Bạn hãy lấy một cái lọ sạch, đổ giấm táo vào lưng chừng lọ. Đậy nắp thật chặt nhưng nhớ đục một lỗ nhỏ trên nắp, làm sao để ruồi có thể chui vào. Nếu không có nắp sẵn, bạn có thể tự làm nắp bằng giấy bóng kính và dây thun. Đặt lọ ở những nơi có nhiều ruồi, ruồi thích mùi giấm táo sẽ chui vào lọ và không ra được.

9. Bạn cũng có thể làm bẫy ruồi bằng những túi nước, hoặc cốc nước chứa đồng xu, đặt ở những điểm xuất hiện nhiều ruồi. Ví dụ, khi dùng bữa, có thể đặt những cốc nước chứa đồng xu trên bàn ăn, muốn ruồi không vào nhà, treo những túi nước có đồng xu ở cửa. Nên nhớ nước phải thật trong. Do cấu tạo của mắt khá đặc biệt nên khi nhìn qua nước, ruồi thấy những đồng xu bị biến dạng, nó sẽ sợ mà không dám lại gần.

10. Dùng thuốc xịt ruồi: Có một số loại thuốc xịt dùng để chống và diệt ruồi có bán sẵn ở các siêu thị, chợ... bạn có thể mua về sử dụng.
Read More
// //

Đuổi chuột khỏi nhà bằng bông và giấm

Dùng những cục bông tẩm giấm, bạn sẽ khiến chuột không dám lại gần nhà mình.
 Tự làm bẫy chuột bằng chai nhựa

Những cục bông tẩm giấm.

Không có gì khó chịu hơn khi xuất hiện những con chuột trong nhà bạn. Chuột có thể chui vào để kiếm thức ăn, tránh nắng nóng mùa hè hay trốn giá rét mùa đông. Đặc biệt, loài chuột sinh sản rất nhanh chóng, nhất là vào mùa xuân. Tuy nhiên, chuột lại rất ác cảm với giấm. Vì thế, với những cục bông tẩm giấm, bạn có thể xua đuổi chuột ra khỏi nhà mình. Những thứ bạn cần để tạo ra những cục bông tẩm giấm là găng tay nilon (hoặc găng tay cao su), những viên bông gòn, giấm, một cái bát.

Dọn sạch nhà để cắt nguồn lương thực của chuột.

Hãy kiểm tra nhà bạn liệu có bất kỳ mẩu vụn thức ăn nào trong chạn bát hoặc lối đi, nơi chuột có thể chạy qua. Hãy hút bụi hoặc lau thật sạch, sau đó lau lại bằng giấm, đảm bảo không còn mẩu vụn thức ăn nào để thu hút chuột vào.

Rót giấm vào các cục bông.

Sau đó, chuẩn bị các cục bông vì bông giữ mùi rất tốt. Đổ giấm vào bông cho đến khi các cục bông thấm đẫm giấm. Để một cái bát ở dưới để hứng giấm rơi xuống.

Đặt bông tẩm giấm ở những chỗ mà chuột có thể vào.

Đặt những cục bông tẩm giấm ở bất kỳ chỗ nào mà chuột có thể viếng thăm, trong tủ bát, dưới bồn rửa, gầm chạn bếp... Nhét các cục bông vào những lỗ nhỏ để chặn kín đường đi của chuột.

Thay thế khi bông khô.

Thay thế các cục bông khi chúng có vẻ khô và bạn không còn ngửi thấy mùi giấm nữa. Thường thì khi bông khô là nó cũng mất mùi. Những cục bông đã được sử dụng thì bỏ đi, không sử dụng lại nữa.

Kiểm tra xem xung quanh có dấu chân của chuột không

Hãy kiểm tra xem những cục bông ngâm giấm có phát huy tác dụng hay không. Nếu bạn không còn nhìn thấy phân chuột, ngửi thấy mùi nước tiểu của chuột ở những nơi bạn vẫn chứa thức ăn, bạn không thấy những bức tường nơi chuột vẫn thường chạy qua bị cào xước nữa, tức là những cục bông giấm đã phát huy hiệu quả.

Lưu ý, phương pháp bông tẩm giấm này chỉ dùng để tránh chuột chứ không diệt được chuột.
Read More
// //

Cách đơn giản để nhà không có muỗi

Xịt nước tỏi, trồng hương nhu, sả quanh nhà, thoa dầu khuynh diệp và chanh... là những cách chống muỗi tự nhiên và hiệu quả.
Muỗi là một sinh vật nguy hiểm cho con người khi nó chính là vật trung gian truyền nhiễm nhiều loài bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết và zika.


Để tránh muỗi, ngoài những biện pháp quen thuộc như dọn dẹp môi trường sống sạch sẽ, không để những vũng nước bẩn, tù đọng quanh nhà; nuôi cá trong hồ để diệt bọ gậy, loăng quăng; dùng lưới chống muỗi; mắc màn khi ngủ, dùng vợt muỗi, thuốc bôi, thuốc xịt côn trùng thì bạn cũng có thể áp dụng các liệu pháp từ cây cỏ tự nhiên, theo liệt kê của trang thehealthsite dưới đây:

Dùng dầu neem

Neem hay còn gọi là nim, xoan chịu hạn là loại cây mọc nhiều ở Ấn Độ và vùng nhiệt đới nắng nóng. Là một chất kháng khuẩn mạnh, chống nấm, chống virus, neem có mùi đặc trưng khiến muỗi rất sợ. Ép lá neem lấy tinh dầu, trộn cùng với dầu dừa theo tỷ lệ 1:1, chà xát lên da để ngăn chặn muỗi. Phương pháp này có thể bảo vệ bạn trong vòng 8 giờ.

Dầu khuynh diệp và chanh

Hỗn hợp dầu khuynh diệp (bạch đàn) và chanh có tác dụng chống muỗi rất hiệu quả. Trộn dầu khuynh diệp và chanh theo tỷ lệ 1:1, sau đó thoa hỗn hợp này lên da sẽ khiến muỗi tránh xa bạn. Bạn có thể yên tâm, đây là phương pháp chống muỗi tự nhiên, không gây ra tác dụng phụ như các chất hóa học chống muỗi.

Long não

Hợp chất chiết xuất từ long não có thể diệt muỗi rất tốt. Bạn có thể đặt một ngọn nến có chứa chiết xuất của long não trong phòng, sau đó đóng hết cửa chính, cửa sổ lại. 15 phút sau bạn quay trở lại, trong phòng đã không còn con muỗi nào nữa.

Cây hương nhu

Hương nhu là loại cây ngắn ngày, gần giống với húng, cao tối đa khoảng 70cm, có hoa màu trắng hoặc tía. Chỉ cần trồng loại cây này ở bậu cửa sổ, muỗi sẽ không dám vào nhà bạn.

Tỏi

Tỏi có mùi hăng khá khó chịu, đó là lý do khiến muỗi tránh xa. Bạn chỉ cần nghiền nát vài củ tỏi rồi đem đun sôi cùng chút nước, sau đó lấy nước này xịt quanh phòng, muỗi sẽ không dám bén mảng vào phòng.


Nếu đi rừng và không ngại mùi tỏi, bạn cũng có thể xịt nước tỏi vào chính cơ thể mình để tránh muỗi.

Tinh dầu chè

Ép lá chè tươi lấy tinh dầu, thoa lên tóc và da để tránh muỗi. Bạn cũng có thể cho tinh dầu trè vào một cái bình xịt và xịt quanh nhà, đảm bảo muỗi sẽ tránh xa.

Bạc hà

Tinh dầu bạc hà cũng như các chiết xuất của bạc hà đều có tác dụng đuổi muỗi hữu hiệu. Bạn có thể thoa tinh dầu bạc hà lên người, xịt nước ép lá bạc hà quanh phòng, hay trồng bạc hà trong nhà và trên bậu cửa sổ để xua đuổi muỗi. Thậm chí bạn có thể pha loãng nước súc miệng có hương vị bạc hà với nước lã và tưới xung quanh nhà của bạn, muỗi cũng sẽ tránh xa.

Oải hương

Mùi oải hương không chỉ thơm mà còn có tác dụng chống muỗi. Bạn có thể sử dụng dầu hoa oải hương như một chất làm thơm phòng tự nhiên hoặc trộn với kem dưỡng da, thoa lên da để tránh muỗi cho nhà và bản thân mình.

Sả

Bạn có thể đốt nến có hương sả hoặc xịt tinh dầu sả quanh nhà để chống muỗi. Ngoài ra, trồng những bụi sả quanh nhà cũng là một biện pháp hữu hiệu.
Read More

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

// //

DỊCH VỤ KIỂM SOÁT CUỐN CHIẾU TẠI PESTMASTER

Kiểm soát cuốn chiếu phá hoại là một trong những vấn đề quan trọng trong ngành sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, cuốn chiếu còn ảnh hưởng đến sức khỏe.
Kiểm soát cuốn chiếu phá hoại là yêu cầu quan trọng và cấp thiết tại những khu vực sinh sống nhiều loài côn trùng này. Cuốn chiếu ảnh hưởng trực tiếp đến các loại cây trông và bên cạnh đó, chúng còn có thể gây hại ảnh hưởng đến chính sức khỏe của con người, đặc biệt là trẻ em.
Cuốn chiếu

Tại sao nên kiểm soát cuốn chiếu phá hoại:

Ảnh hưởng đến cây trồng:

Cuốn chiếu hay còn được gọi là sâu chiếu là một loài côn trùng có nhiều chân. Đây là loài chân đốt, có hình trụ dài và có thể cuộn lại như hình tròn. Mặc dù loài cuốn chiếu là động vật ăn các loài thực vật mục, thối bằng cách giữ ẩm thức ăn bằng tuyến nước bọt và gặm nhấm dần với hàm. Tuy nhiên, loài côn trùng này cũng có thể là loài động vật gây hại cho vườn nhà, đặc biệt là nhà kính với rất nhiều cây giống đang độ non chưa phát triển.
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của việc cuốn chiếu phá hoại chính là các vết xước lớp ngoài của những thân cây con, ngọn cây và là cây. Cùng với đó, cuốn chiếu còn có thể thâm nhập vào phần bầu đất và gặm nhấm phần rễ của cây giống non, làm cây non bị còi cọc, khô héo và chết.
Cuốn chiếu gây hại cây trồng
Việc kiểm soát cuốn chiếu phá hoại cần có sự phân biệt đối với các loài cuốn chiếu khác nhau. Bên cạnh loài cuốn chiếu ăn thực vật, còn có một số loài ăn tạp và ăn thịt, con mồi thức ăn thường thấy của chúng là những loài côn trùng thân nhỏ hay cả những con giun đất. Một số loài cuốn chiếu có bộ răng nhọn còn có thể cắn và hút nước trên cây trồng.
Khả năng sinh sôi nảy nở của loài côn trùng này cũng khá nhanh. Con cuốn chiếu con sẽ nở chỉ sau vài tuần ngắn ngủi và liên tục thay vỏ sau đó và liên tục tăng số lượng đốt chân.

Gây hại cho con người:

Tốc độ di chuyển của loài cuốn chiếu rất chậm. Khi có tác động của con người, loài cuốn chiếu thường co thân lại tạo thành hình tròn và bất động. Bên cạnh đó, chúng có cơ chế tự bảo vệ khi tự tiết ra một chất nhầy. Theo nghiên cứu, hóa chất này dường như vô hại đối với da người. Tuy nhiên không thể chủ quan về những tác dụng phụ trên da gồm đau, ngứa, phù, phát ban, mụn nước, nứt da,… Đặc biệt khi có sự tiếp xúc của mắt với các hóa chất tiết ra từ cuốn chiếu có thể gây ra viêm giác mạc, ảnh hưởng nghiêm trọng về mắt.
Cuốn chiếu gây hại cho con người
Những dị ứng trên tuy không đến mức độ nguy hiểm chết người tuy nhiên sẽ gây các phản ứng khó chịu cho da và có thể năng hơn là nhiễm trùng da. Đặc biệt việc kiểm soát cuốn chiếu phá hoại quan trọng hơn đối với những nhà có trẻ nhỏ vào những mùa mưa ẩm. Tại Hà Nội trong đầu năm nay đã ghi nhận những trường hợp cuốn chiếu chui vào tai, mũi và gây nguy hiểm cho trẻ.

Kiểm soát cuốn chiếu phá hoại bởi dịch vụ của PestMaster:

Thông thường việc kiểm soát loài cuốn chiếu này thường được áp dụng bởi các phương pháp truyền thống như làm sạch đất trồng, rắc vôi bột vào đất hay sử dụng thuốc hóa học để phun nhằm tiêu diệt loài côn trùng gây hại này. Bên cạnh đó, việc thường xuyên kiểm tra, giữ gìn vườn tược sạch sẽ, thoáng đáng sẽ phần nào giảm bớt sự sinh sôi nảy nở và phát triển của cuốn chiếu gây hại.
Tuy nhiên, những phương pháp trên chỉ mang ý nghĩa ngay tức thì mà không triệt để, an toàn và hiệu quả cao. Hiểu được nối lo trong việc kiểm soát cuốn chiếu phá hoại của mọi nhà, PestMaster đã ứng dụng công nghệ hàng đầu về kiểm soát dịch hại phục vụ nhu cầu của người dân. Việc kiểm soát cuốn chiếu cần phải bắt đầu từ môi trường sống của chúng.
Thông qua bước khảo sát hiện trường bởi các chuyên gia kỹ thuật về môi trường sống nhằm đánh giá một cách chính xác các vấn đề tồn tại, PestMaster sẽ xây dựng một chương trình kiểm soát cuốn chiếu khoa học và hiệu quả phù hợp nhất với yêu cầu của từng đối tượng khách hàng.
Kiểm soát cuốn chiếu
Với kinh nghiệm được trao đổi với các đối tác nước ngoài cùng đội ngũ nhân viên nhiều năm học tập, đào tạo, và làm việc trong lĩnh vực kiểm soát dịch hại, PestMaster sẽ giải quyết mọi vấn đề về dịch hại của khách hàng một cách chuyên nghiệp, phù hợp, an toàn và hiệu quả nhất. Quý khách muốn tìm hiểu về dịch vụ kiểm soát cuốn chiếu phá hoại của PestMaster có thể liên hệ qua địa chỉ ghi trên website http://dietcontrung.health.vn
Read More