Vi khuẩn (tiếng Anh và tiếng La Tinh là bacterium,
số nhiều bacteria) đôi khi còn được gọi là vi trùng, là
một nhóm (giới hoặc vực) vi sinh vật nhân sơ đơn
bào có kích thước rất nhỏ; một số thuộc loại ký sinh trùng. Vi khuẩn
là một nhóm sinh vật đơn bào, có kích thước nhỏ (kích thước hiển
vi) và thường có cấu trúc tế bào đơn giản không có nhân, bộ
khung tế bào (cytoskeleton) và các bào quan như ty
thể và lục lạp. Cấu trúc tế bào của vi khuẩn được miêu tả chi tiết
trong mục sinh vật nhân sơ vì vi khuẩn là sinh vật nhân sơ, khác với
các sinh vật có cấu trúc tế bào phức tạp hơn gọi là sinh vật nhân chuẩn.
PestMaster cung cấp dịch vụ khử
trùng, sát khuẩn tiêu độc nhà máy sản xuất thực phẩm sữa, cơ sở chăn nuôi, giết
mổ và các dụng cụ, trang thiết bị, phương tiện vận chuyển có liên quan.
Tiêu độc sát trùng (TĐST) định kỳ:
là biện pháp chủ động nhằm cắt đứt
yếu tố lây truyền của mầm bệnh, góp phần quan trọng đảm bảo vệ sinh thú y trong
quá trình tổ chức sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật đảm bảo an
toàn dịch tễ, phát triển chăn nuôi động vật, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi
trường sinh thái cho xã hội.
Đối tượng TĐST là các trại chăn
nuôi, cơ sở, điểm giết mổ gia súc gia cầm, cơ sở chế biến, nơi buôn bán động
vật, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển và dụng cụ.
Được thực hiện theo từng thời gian
nhất định nhằm ngăn ngừa dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, vấy nhiễm bẩn sản phẩm
động vật bao gồm các loại tiêu độc như sau:
– Tiêu độc ban đầu: 7 ngày trước khi trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ, chế biến, nơi buôn bán bắt đầu đi vào hoạt động phải thực hiện ít nhất 3 lần.
– Tiêu độc trước khi hoạt động trở lại: đối với các cơ sở đã ngừng sản xuất 15 ngày trở lên, khi hoạt động trở lại phải tiêu độc trước 3 ngày.
– Tiêu độc thường xuyên: đối với các cơ sở giết mổ, chế biến, chợ tiến hành trước và sau mỗi ca sản xuất và định kỳ 2 tuần/ lần. Đối với trại chăn nuôi định kỳ mỗi tháng 1 lần.
– Tiêu độc ban đầu: 7 ngày trước khi trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ, chế biến, nơi buôn bán bắt đầu đi vào hoạt động phải thực hiện ít nhất 3 lần.
– Tiêu độc trước khi hoạt động trở lại: đối với các cơ sở đã ngừng sản xuất 15 ngày trở lên, khi hoạt động trở lại phải tiêu độc trước 3 ngày.
– Tiêu độc thường xuyên: đối với các cơ sở giết mổ, chế biến, chợ tiến hành trước và sau mỗi ca sản xuất và định kỳ 2 tuần/ lần. Đối với trại chăn nuôi định kỳ mỗi tháng 1 lần.
Tiêu độc sát trùng bất thường (tiêu
độc khẩn cấp):
Tiến hành khi có dịch bệnh truyền
nhiễm xảy ra.
Trại chăn nuôi và nơi mua bán động
vật:
Công tác TĐST rất quan trọng, nhằm
ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh do mầm bệnh được vận chuyển từ xa đến hay từ cơ
sở lan tỏa đi. Để cắt đứt quá trình này cần chú ý:
– Lối ra vào khu chăn nuôi: Phải áp dụng TĐST cho người và phương tiện vận chuyển đi qua. Trước cổng ra vào phải có hố sát trùng có mái che, có độ dài tối thiểu bằng chu vi bánh xe ô tô vận tải cỡ lớn nhất, thuốc sát trùng phải được thay mới hằng ngày.
– Phòng thay quần áo BHLĐ: cho công nhân và khách tham quan phải được quét dọn hằng ngày.
– Ở lối đi và khoảng cách của từng dãy chuồng: phát hoang bụi rậm, cách xa chuồng tối thiểu 1m.
– Hố sát trùng ở đầu mỗi dãy chuồng: có thể dùng vôi bột, dung dịch NaOH 2 % hay Cresyl 2 %, Formol 2 % tùy điều kiện của cơ sở.
– Ở các ô chuồng trống:
+ Sau mỗi đợt nuôi để trống chuồng ít nhất 2-4 tuần để làm vệ sinh TĐST chuồng trại, gia cố sửa chữa chuồng, nền trước khi nuôi mới.
+ Làm sạch sàn, tường chuồng, các lối đi xung quanh, rèm che, trần và các thiết bị bên trong bằng nước sạch. Sau đó, dùng dung dịch NaOH 2 % hay nước vôi 10-20 % hoặc các loại hóa chất khác để xử lý chuồng trại, lối đi, quét tường, sát trùng cống rãnh.
– Nơi mổ khám thú bệnh: phun xịt hàng ngày bằng Formol 2 %.
– Hố tự tiêu dùng bỏ xác động vật và chất phế thải (đối với gia cầm): được bố trí ở cuối trại, cuối hướng gió. Kích thước của hố: 1m x 1m x 1m. Hố phải có nắp đậy để ngăn ruồi đẻ trứng. Dưới đáy hố phủ một lớp vôi bột. Ngoài ra cũng rắc vôi bột hàng ngày để khử trùng và diệt dòi.
– Nơi mua bán thú phải làm vệ sinh sau mỗi lần xuất bán.
– Lối ra vào khu chăn nuôi: Phải áp dụng TĐST cho người và phương tiện vận chuyển đi qua. Trước cổng ra vào phải có hố sát trùng có mái che, có độ dài tối thiểu bằng chu vi bánh xe ô tô vận tải cỡ lớn nhất, thuốc sát trùng phải được thay mới hằng ngày.
– Phòng thay quần áo BHLĐ: cho công nhân và khách tham quan phải được quét dọn hằng ngày.
– Ở lối đi và khoảng cách của từng dãy chuồng: phát hoang bụi rậm, cách xa chuồng tối thiểu 1m.
– Hố sát trùng ở đầu mỗi dãy chuồng: có thể dùng vôi bột, dung dịch NaOH 2 % hay Cresyl 2 %, Formol 2 % tùy điều kiện của cơ sở.
– Ở các ô chuồng trống:
+ Sau mỗi đợt nuôi để trống chuồng ít nhất 2-4 tuần để làm vệ sinh TĐST chuồng trại, gia cố sửa chữa chuồng, nền trước khi nuôi mới.
+ Làm sạch sàn, tường chuồng, các lối đi xung quanh, rèm che, trần và các thiết bị bên trong bằng nước sạch. Sau đó, dùng dung dịch NaOH 2 % hay nước vôi 10-20 % hoặc các loại hóa chất khác để xử lý chuồng trại, lối đi, quét tường, sát trùng cống rãnh.
– Nơi mổ khám thú bệnh: phun xịt hàng ngày bằng Formol 2 %.
– Hố tự tiêu dùng bỏ xác động vật và chất phế thải (đối với gia cầm): được bố trí ở cuối trại, cuối hướng gió. Kích thước của hố: 1m x 1m x 1m. Hố phải có nắp đậy để ngăn ruồi đẻ trứng. Dưới đáy hố phủ một lớp vôi bột. Ngoài ra cũng rắc vôi bột hàng ngày để khử trùng và diệt dòi.
– Nơi mua bán thú phải làm vệ sinh sau mỗi lần xuất bán.
Số lần tiêu độc sát trùng:
Thực hiện TĐST định kỳ mỗi tuần/ lần
đối với từng khu chuồng. Ngoài ra 1 tháng/ lần thực hiện tổng vệ sinh TĐST toàn
trại
Khi có dịch bệnh xảy ra phải báo ngay cho cơ quan thú y địa phương biết để có biện pháp khống chế và phải thực hiện TĐST mỗi ngày theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
Khi có dịch bệnh xảy ra phải báo ngay cho cơ quan thú y địa phương biết để có biện pháp khống chế và phải thực hiện TĐST mỗi ngày theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
KHUYẾN CÁO KHI TIÊU ĐỘC SÁT TRÙNG:
1 – Trước khi tiêu độc sát trùng :
– Các đối tượng TĐST phải dọn sạch
chất hữu cơ, chất bẩn, phân … bằng cách cọ rửa và làm sạch với nước sạch từ vòi
cao áp, tốt nhất là dùng nước ấm 40oC pha thêm chất tẩy rửa như Na2CO3 hay
NaHCO3 ( khoảng 1% ); nếu không thuốc sẽ bị các chất này làm mất hoạt tính.
– Các đồ vật, dụng cụ trong phạm vi TĐST phải được sắp xếp gọn gàng.
– Tuyệt đối không có các sản phẩm động vật như: thịt, cá … trong lúc TĐST ở các cơ sở chế biến, lò mổ.
– Các đồ vật, dụng cụ trong phạm vi TĐST phải được sắp xếp gọn gàng.
– Tuyệt đối không có các sản phẩm động vật như: thịt, cá … trong lúc TĐST ở các cơ sở chế biến, lò mổ.
2 – Sau khi tiêu độc sát trùng :
Sau khi TĐST với thời gian tiếp xúc
thích hợp (khoảng 2 – 3 giờ ) nên rửa lại các đối tượng được TĐST bằng nước
sạch và cơ sở có thể hoạt động trở lại bình thường.
3. Khuyến cáo chung:
3.1. Số lần TĐST tùy thuộc vào mức
độ nhiễm bẩn, nên định kỳ 5-7 ngày/ l lần TĐST toàn bộ chuồng trại và cơ sở.
3.2. Pha loãng thuốc đúng nồng độ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, không nên pha thuốc đậm đặc hơn khuyến cáo.
3.3. Khi thực hiện công tác TĐST, nhân viên phải mặc quần áo BHLĐ, có găng tay, ủng, khẩu trang che mặt và kính bảo hộ, đi ngược chiều gió.
3.2. Pha loãng thuốc đúng nồng độ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, không nên pha thuốc đậm đặc hơn khuyến cáo.
3.3. Khi thực hiện công tác TĐST, nhân viên phải mặc quần áo BHLĐ, có găng tay, ủng, khẩu trang che mặt và kính bảo hộ, đi ngược chiều gió.
4. Tránh để thuốc tiếp xúc với da và
mắt, không được uống, để xa trẻ con; trường hợp lỡ tiếp xúc phải rửa ngay với
nhiều nước sạch.
5. Hạn chế sử dụng Formaldehyde và
Glutaraldehyde có thể gây tử vong nếu nuốt, hít phải hay hấp thu qua da, cả hai
loại đều có khả năng gây ung thư.
6. Khi xảy ra ngộ độc thuốc TĐST:
Đưa người bị ngộ độc hoặc nghi ngờ bị ngộ độc đến ngay cơ quan Y tế để được cứu
chữa kịp thời.